Vào ngày ấy, chốn thẳm sâu nhất của Lòng Thương Xót dịu dàng Ta sẽ mở ra. Ta sẽ tuôn đổ cả một biển trời ân sủng xuống trên những linh hồn nào đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta. Linh hồn nào chịu đi Xưng Tội và Rước Lễ trong ngày này, sẽ được lãnh nhận ơn tha thứ các tội lỗi và hình phạt, cách vẹn toàn (Trích nhật ký của Thánh Faustina 699). |
Đại lễ suy tôn Lòng Chúa Thương Xót
Chúa Giê-su
truyền cho Thánh Nữ Faustina cầu
nguyện và vận động để thiết lập Đại Lễ
Suy Tôn Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật
sau lễ Phục Sinh. Ngài Phán:
Vào ngày ấy, chốn thẳm sâu nhất của
Lòng Thương Xót dịu dàng Ta sẽ mở ra. Ta sẽ tuôn đổ cả một biển trời ân sủng xuống
trên những linh hồn nào đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta. Linh hồn nào
chịu đi Xưng Tội và Rước Lễ trong ngày này, sẽ được lãnh nhận ơn tha thứ các tội
lỗi và hình phạt, cách vẹn toàn
(Trích nhật ký của Thánh Faustina 699).
Chúa Nhật Thương Xót là ngày đại lễ mừng kính mầu nhiệm
vượt qua, với trọng tâm là Giao Ước của Lòng Thương Xót. Ngày ấy được dành
riêng để thứ tha và ân xá hoàn toàn, cũng giống như ngày lễ
ân xá trong thời Cựu Ước (leevi 16). Vào ngày ấy, tất cả mọi tội lỗi và hình phạt
vì tội đều được chuộc lại.
Có ai biết
gì về Đại lễ này không? Không một ai! Ngay cả những người đáng lý phải loan
truyền và giảng dạy về Lòng Thương Xót của
Ta cho dân chúng, nhiều khi cũng không biết! vì lý do đó mà Ta muốn bức ảnh
(ảnh Lòng Thương Xót) được làm phép long trọng vào ngày Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Phục Sinh
và Ta muốn bức ảnh này được sùng kính nơi công cộng để hết mọi linh hồn đều biết
đến (341).
Ta muốn Đại Lễ suy tôn Lòng Thương Xót trở nên
chỗ lánh nạn và nương thân cho hết mọi linh hồn, cách riêng cho các tội nhân khốn
khổ… linh hồn nào chịu đi Xưng Tội
và Rước Lễ sẽ nhận được ơn tha thứ triệt để - cả tội lẫn hình phạt…
ngày đó các cửa – đập của Lòng Thương
Xót sẽ được mở ra và tuôn tràn ân sủng. không một linh hồn nào phải sợ hãi
khi đến gần Ta, dù cho tội lỗi của họ có đỏ như máu. Lễ suy tôn Lòng Thương Xót bắt nguồn từ nới sâu thẳm
của lòng thiết ái Ta. Ta muốn Lễ này phải được cử hành cách long trọng vào Chúa Nhật thứ nhất sau Phục Sinh. Nhân loại sẽ không có hòa bình
bao lâu chưa chịu quay về với nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta (699).
Công Đồng
Vaticano II chính thức gọi Chúa Nhật sau Đại Lễ Phục Sinh là ngày “Bát Nhật Phục Sinh”. Xưa còn được gọi
là Chúa Nhật Áo Trắng, bởi vào ngày ấy các tân tòng vừa được chịu Phép Rửa vào
Lễ Phục Sinh mặc áo trắng dự lễ. Nay, chiếu theo Sắc Chỉ của Thánh Bộ Phụng Tự
và Kỷ Luật Các Bí Tích, tên gọi của ngày phụng vụ này đã được sửa lại là “Chúa Nhật Thứ 2 Phục Sinh” hoặc còn gọi
là “Chúa Nhật Thương Xót”.
Vào ngày
30/04/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã công bố trong bài giảng của ngài,
nhân dịp tôn phong hiển thánh cho nữ tu Faustina Maria Kowalska như sau: “Vậy, đây là một việc quan trọng để chúng
ta công nhận trọn vẹn thông điệp đến với chúng ta từ nơi Thiên Chúa trong ngày
Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh này, mà từ nay toàn thể giáo hội sẽ gọi là “Chúa Nhật
Thương xót” “.
Vào Chúa
Nhật Thương Xót, chúng ta cần thực hiện những công việc sau đây:
1.
1. Tham dự THÁNH LỄ suy tôn Lòng Thương Xót.
2. 2. Thật lòng SÁM HỐI vì mọi tội lỗi của mình.
3.
3. Thiết tha TIN CẬY vào Chúa Giê-su.
4.
4. Thành tâm XƯNG TỘI, tốt nhất trước ngày đại lễ.
5.
5. Thành kính RƯỚC CHÚA vào ngày đại lễ.
6.
6. Thật tình SÙNG KÍNH BỨC ẢNH Lòng Thương Xót Chúa.
7.
7. Thể hiện LÒNG THƯƠNG XÓT đối với tha nhân.