| Ngày 1 tháng 5 là ngày Lễ Lao Động, trước hết là một ngày trranh đấu đòi hỏi quyền lợi và nhân phẩm cho tập thể lao động. Giáo Hội Công giáo luôn đòi hỏi và đề cao công bình xã hội cho giới lao động. |
THÁNH
GIUSE - NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ngày 1
tháng 5 là ngày Lễ Lao Động, trước hết là một ngày trranh đấu đòi hỏi
quyền lợi và nhân phẩm cho tập thể lao động. Giáo Hội Công giáo luôn đòi
hỏi và đề cao công bình xã hội cho giới lao động.
Các Ðức
Giáo Hoàng Leon XIII và Pius XI đều nêu lên các vấn đề của giới lao động
trên thế giới. Vào năm 1955, Ðức Pius XII tuyên bố ý nghĩa của người
Công giáo về ngày Lễ Lao Động, và tuyên xưng Thánh Giuse Lao Động là
Ðấng Bảo Trợ giới lao động thợ thuyền. Thánh Giuse có hai ngày lễ trọng:
ngày 19 tháng 3, người chồng trung tín của Ðức Bà Maria và người cha
nuôi của Chúa Giêsu và ngày 1 tháng 5, người thợ gương mẫu cho giới thợ
thuyền và lao động.
Gia
đình thánh Giuse là những người lao động ở làng Nazaret trong vùng
Galilê: Thánh Giuse làm nghề thợ mộc, Ðức Bà Maria là người nội trợ,
Chúa Giêsu học nghề thợ mộc với thánh Giuse trước khi đi rao giảng Tin
Mừng, Chúa đã từng trông coi một xưởng mộc, người ta gọi Chúa Giêsu là
“con bác thợ mộc”(Mat 13.55).
Công
việc của thánh Giuse là dạy nghề cho “Con của Thiên Chúa làm người”
hoạch định một ánh sáng huy hoàng về giá trị việc làm lao động của con
nguời: Can đảm, lương thiện, lương tâm nghề nghiệp, đoàn kết, phục vụ
tốt cho xã hội và gia đình, đó là những yếu tố thực tiển và ý nghĩa của
lao động đã xẩy ra tại Nazaret và ngày nay cho chúng ta.
Ðức
Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã nhiều lần nhấn mạnh đến gương sáng của
thánh Giuse lao động: con người công chính này đã đóng góp thêm vào
những vật liệu mà thánh đã xử dụng suốt đời, cuộc sống và ý nguyện của
Ðấng Cứu Chuộc.
Trong
ngày Lễ Lao động hôm nay, xin cầu nguyện cho nạn thất nghiệp được thuyên
giảm và mọi người đều có công ăn việc làm xứng đáng với địa vị và khả
năng của mình.
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác