Thực
chất có một sự liên đới rất chặt chẽ giữa thánh lễ ở trên bàn thờ và thánh lễ hằng
ngày trong cuộc đời, trong đời sống gia đình, trong công ăn việc làm, trong mỗi môi trường sống của chúng ta.
Vậy
thánh lễ là gì?. Tại sao thánh lễ lại có sự liên đới như vậy?.
|
Thánh
lễ là gì?.
Nhiều
khi chúng ta đi lễ, chúng ta tham dự thánh lễ vì những điều kiện, một sự ràng
buộc nào đó để chúng ta khỏi phạm tội
hoặc cho có lệ, chứ chúng ta chưa ý thức được việc chúng ta đang làm. Khi chúng
ta tham dự thánh lễ, chúng ta không cảm nhận được sự liên đới giữa thánh lễ và đời thường của chúng ta. Thực chất có
một sự liên đới rất chặt chẽ giữa thánh
lễ ở trên bàn thờ và thánh lễ hằng
ngày trong cuộc đời, trong đời sống gia đình, trong công ăn việc làm, trong
mỗi môi trường sống của chúng ta.
Vậy
thánh lễ là gì?. Tại sao thánh lễ lại có sự liên đới như vậy?.
Thánh lễ?.
-
Thánh lễ là việc chúng ta cử hành lại cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su
Ki-tô trên thập giá. Thánh lễ là hình thức thờ phượng cao trọng nhất trong
Phụng vụ để Giáo hội tái diễn mỗi ngày lễ tế của Chúa Ki-tô trên Thánh giá, như
Người đã truyền cho các Tông đồ : “Anh em hãy
làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy”.
-
Thánh Lễ còn là hành vi cảm tạ, ngợi
khen và hân hoan hay còn gọi Thánh Lễ là một
hiến tế tạ ơn.
-
Thánh lễ, chúng ta không đi xem lễ mà
chúng ta đến để tham dự thánh lễ, chúng ta cùng với linh mục để cử hành thánh lễ.
-
Thánh lễ là nơi cả thời gian và
không gian đều được thánh hóa.
·
Thời gian: chỉ trong thánh lễ thì cả quá khứ, hiện tại và tương lai
cùng xảy ra một lúc.
+
Quá khứ: khi chúng ta bước vào trong
thánh lễ là chúng ta đang cử hành một việc làm mà đã xảy ra hơn 2000 năm về trước,
tức là việc Chúa Giê-su đã làm trên thập giá.
+
Hiện tại: những gì trong hiện tại,
trong cuộc sống hằng ngày như công ăn việc làm, học hành, những mối quan hệ, những
khó khăn.vv. chúng ta đưa vào trong thánh lễ để rồi cùng với hy tế của Chúa
Giê-su Ki-tô dâng trên thập giá cho những cái gì hiện tại cũng đang diễn ra ở
trong thánh lễ.
+
tương lai: những gì sẽ xảy ra trên
thiên đàng thì cũng đang được diễn ra trong thánh lễ. vì Thánh lễ là được nếm
thử mùi vị của Thiên đàng, vì ở thiên đàng thì chúng ta sẽ được đối diện trực
tiếp với chính thiên chúa, còn trong thánh lễ chúng ta chỉ nhìn thấy chúa qua
hình bánh, hình rượu và qua chính lời của chúa.
·
Không gian: trong thánh lễ, chúng ta không chỉ giới
hạn bởi không gian nhỏ bé trong nhà thờ, nhà nguyện mà chính chúng ta đang được
hợp với cả Giáo
hội cả các thiên thần, các linh hồn trong luyện ngục mà chúc tụng
thiên chúa.
·
Giáo hội(trong giáo hội gồm 3
thành phần)
+ Giáo hội chiến
thắng(Khải hoàn): là những người ở trên thiên đàng, đã vượt qua cuộc sống
trần gian.
+ Giáo hội thầm
lặng(Đau khổ): là những linh hồn đã qua cuộc đời trần gian nhưng chưa
thánh thiện đủ để về thiên đàng nên phải thanh luyện.
+ Giáo hội chiến đấu(Lữ hành): đang lữ
hành ở trần gian trên đường về thiên đàng.
Tóm lại: Thánh lễ là một hy lễ của tình yêu, và là một bữa
tiệc nói lên sự hiệp nhất.
Trong
thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô đã viết:
“Thật
vậy, đây là điều Chúa Giê-su đã dạy tôi, tôi xin truyền lại cho anh em. Trong
đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn rồi bẻ ra và nói
“Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm
như Thầy vừa làm để tường nhớ đến Thầy”. Cũng thế, cuối bửa ăn Người nâng chén
và nói “Đây là chén máu Thầy, máu đổ ra để lập Giao ước mới, mỗi khi uống anh
em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”. Thật vậy, cho tới ngày Chúa
đến, mỗi lần ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.
Vì thế, bất cứ ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng thì cũng phạm đến
Mình và Máu Chúa.” (1Cr 11, 23-27)
Người
tín hữu phải xác tín rằng Chúa Giê-su thực sự hiện diện trong Thánh lễ qua tác
vụ tế lễ của các linh mục để gặp gỡ ta và hiến mình cho ta qua Bí tích
Thánh Thể.